Có khá nhiều khách hàng quan tâm và tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải từng thắc mắc với chúng tôi “Bể MBR là gì?” Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc như trên thì hãy cùng Hút bể phốt Việt tìm hiểu ngay nhé.
Bài viết dưới đây sẽ giả đáp chi tiết nhất, cặn kẽ nhất cho câu hỏi “bể MBR là gì?” và mọi điều liên quan đến phương pháp xử lý nước thải tân tiến này. Kính mời các quý đọc giả tham khảo.
Bể MBR là gì ?
Contents
MBR được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “Membrance Bio Reator” có nghĩa trong Tiếng Việt là “Bể lọc sinh học bằng màng”, hay còn có cách hiểu là “hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng”
Đây là công nghệ mới, xử lý nước thải thông qua sự kết hợp giữa màng với hệ thống bể sinh học thể động, quy trình vận hành bể SBR sục khí cùng với công nghệ dòng chảy gián đoạn.
Công nghệ MBR đang là là phương pháp xử lý nước thải được mọi người quan tâm cũng như tin dùng nhất hiện nay, được nghiên cứu kĩ càng bởi các chuyên gia cũng như nhà nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước thải trên thế giới.
Cấu tao bể MBR
Bể MBR có cấu tạo từ các sợi rỗng dạng ống hoặc hình phẳng, đôi khi là kết hợp cả hai dạng sợi rỗng. Các sợi rỗng liên kết chặt chẽ, chắc chắn với nhau tạo nên một đơn vị MBR. Trong đó, mỗi sợi rỗng lại có cấu tạo như một màng lọc riêng biệt, trên bề mặt sợi có nhiều lỗ li ti để ngăn chặn các chất cặn bã cũng như là chất thải đi qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau để tạo nên những module lớn hơn và được đặt vào các bể xử lý sinh học. Kích thước lỗ trên màng rất nhỏ, thường chỉ từ 0,01 – 0, 03 micromet. Chính vì vậy mà chúng có thể loại bỏ 99,99% được các chất bẩn, virus, vi khuẩn,..
Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR
- Sợi rỗng (HF)
- Xoắn ốc
- Phiến và khung (dạng phẳng)
- Hộp lọc
Dạng ống
Cơ chế hoạt động và sơ đồ màng lọc MBR
Cơ chế hoạt động của màng MBR
Nước thải sau khi được lọc qua thì sẽ bắt đầu được truyền vào bên trong ể kỵ khí hoặc bể hiếu khí. Tại các bể này đều được lắp đặt màng MBR. Tại đây, nước thải sẽ được lọc kỹ càng một lần nữa. Nước thải sẽ được cho thấm xuyên qua các màng lọc MBR để đivào các ống mao dẫn từ các lỗ nhỏ kích thước 0,01 – 0,02 um. Như đã nói ở trên, màng lọc MBR có thể lọc được các chất cặn, vi khuẩn,.. có kích thước siêu nhỏ, đảm bảo làm sạch 99,99% lượng nước đi qua.
Nước sạch sẽ được bơm hút ra để đưa đển chỗ bể chứa nước sạch. Nếu trong trường hợp áp xuất chân không trongbeer MBR vượt lên thông số tính toán của bể, tức là vượt quá 50 KPA với mức trung bình khoảng 20 -30 KPA thì hai ống bơm sẽ tự động ngắt. Và ngay lúc đó, ống bơm thứ ba sẽ được khởi động để rửa ngược trở lại.
Sơ đồ cơ chế hoạt động của công nghệ MBR
Tuy phần trên chúng tôi đã nói khá kĩ về cơ chế cũng như cách hoạt động của loại bể này, nhưng có lẽ nó vẫn hơi khó hiểu đối với những người không chuyên về lĩnh vực này. Nếu bạn thấy vẫn còn khó hình dung về cơ chế hoạt động của bể MBR thì hãy xem sơ đồ dưới đây.
Ưu, nhược điểm của hệ thống MBR
Ưu điểm bể MBR
- Có một ưu điểm khiến cho bể MBR được đánh giá cao hơn hẳn với các loại bể lọc, xử lý nước thải khác đó là gia chủ sẽ không cần phải xây thêm bể lắng. Chính vì thế, bạn vừa có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian xây dựng, cũng như dành ra được thêm một khoảng không gian nữa trong nhà.
- Thời gian lưu trữ nước của bể MBR là từ 2 đến 5 giờ đồng hồ trong khi các loại bể thông thường có thời gian lưu trữ lên đến 6 tiếng đồng hồ.
- Khi sử dụng công nghệ MBR sẽ giúp nồng độ vi sinh MLSS cao hơn, thời gian lưu trữ bùn cũng sẽ lớn hơn và tạp chất cũng ít đi. Điều này sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian xử lý bùn thải. Không chỉ thế, công nghệ MBR còn khiến cho tình trạng bùn nổi giảm đi nhờ nồng độ bùn hoạt tính trong bể cao.
- Chất lượng đầu ra của nước khi lọc qua bể MBR luôn đạt tiêu chuẩn, các tạp chất ô nhiễm sẽ được đảm bảo xử lý triệt để.
- Xử lý được đến 99,99% các chất bẩn, vi khuẩn.
- Bể vận hành đơn giản theo cơ chế tự động nên không cần đến nhiều nhân công.
- Nước sau xử lý có hàm lượng chất rắn thấp, COD cũng khá thấp nên có thể tận dụng cho việc rửa đường hay tưới cây,…
- Nếu có nhu cầu mở rộng và tăng năng suất bể, bạn chỉ cần đầu tư thêm Module (màng lọc MBR).
- Công nghệ lọc MBR phù hợp với đa dạng loại bể, cả bể kỵ khí hay hiếu khí.
Nhược điểm bể MBR
Tuy công dụng có nhiều, nhưng bể MBR vẫn tồn tại một số nhược điểm sau.
- Vẫn có sự cố màng lọc bị nghẽn, tắc khiến nước không thể đi qua.
- Bể chứa phải được tẩy rửa, làm sạch bằng hóa chất định kỳ từ 6 – 12 tháng.
Những lưu ý khi mua màng lọc MBR
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại màng MBR với đủ mẫu mã, kiểu dáng đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, như thế vô hình chung lại khiến người tiêu dùng cảm thấy phân vân khó chọn. Các loại màng lọc đều có sự chênh lệch đáng kể về giá.
Để có thể đảm bảo được việc xử lý nước thải bằng công nghệ MBR có hiệu quả như mong muốn thì việc tìm mua màng lọc MBR khá quan trọng.
Nếu đang tìm mua màng lọc MBR thì quý độc giả hãy chú ý tìm những sản phẩm của các công ty, thương hiệu tên tuổi để tránh trường hợp mua phải hàng nhái kém chất lượng.
Kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bể MRB, Hút bể phốt Việt mong rằng đã giúp bạn hiểu thêm nhiều hơn về công nghệ mới này để áp dụng vào trong cuộc sống thường ngày.
Nếu có bất kì câu hỏi nào liên quan đến bể MBR hoặc về vấn đề xử lí nước thải nói riêng và xử lý vệ sinh nói chung thì hãy liên hệ ngay với Hút bể phốt Việt để được giả đáp sớm nhất.