Chắc hẳn ai trong chúng ta ai cũng từng nghe qua cụm từ “Hiệu ứng nhà kính” mỗi khi xem những bản tin liên quan đến vấn đề trên môi trường trên thời sự. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì mà ”nó” có vẻ nghiêm trọng mỗi khi được nhắc tới vậy? Hiệu ứng nhà kính là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm từ giới chính trị gia, những nhà nghiên cứu lĩnh vực môi trường cho đến tất cả những người biết đến cụm từ này. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân hậu quả từ nhà kính ra sao? hãy cùng Hút bể phốt Việt tìm hiểu nhé!
Bằng vốn kiến thức từ sưu tầm và học hỏi của mình, Hút bể phốt Hà Nội sẽ giải đáp toàn bộ các câu hỏi liên quan đến hiệu ứng nhà kính cho các bạn một cách dễ hiểu nhất cũng như các biện pháp để khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính qua bài viết dưới đây.
Khái niệm cơ bản về hiệu ứng nhà kính
Contents
Hiệu ứng nhà kính có tên tiếng Anh là Greenhouse Effect là hiện tượng xảy ra khi năng lượng từ mặt trời chiếu xuyên qua cửa nhà hoặc mái bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ những chỗ được năng lượng chiếu sáng.
Tuy nhiên đó là quá trình diễn ra không hoàn toàn, luôn có một lượng các tia sóng bức xạ của mặt trời được mặt đất, đại dương phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài và được hấp thụ bởi các khí có trong khí quyển như: NO2, CO2, CH4, hơi nước,…đóng vai trò như tấm kính bao trùm quanh Trái Đất.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Cho đến thời điểm này, các nhà khoa học đã giải thích nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó, mặt đất hấp thụ nguồn nhiệt lượng từ mặt trời này nóng lên và lại tiếp tục gây ra bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho nhiệt độ không kí tăng lên mọt cách đáng kể.
Hợp chất CO2 chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Trong các hoạt động công nghiệp khí thải trực tiếp của con người ra ngoài môi trường chủ yếu là khí CO2. Cùng với hoạt động xả thải quá mức quy định và dường như không có điểm dừng số lượng khí CO2 khổng lồ đã bao phủ toàn bộ khí quyển và tàn phá tầng Ozon, tạo ra một tầng kính dày bao phủ toàn bộ Trái đất khiến cho Trái đất trông giống như một nhà kính khổng lồ.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học lĩnh vực môi trường, nếu không có lớp khí quyển này nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất có thể chỉ là -23 độ. Tuy nhiên, hiện tại nhiệt độ thực tế là 15 độ. Điều này cho thấy rằng, các chất gây hiệu ứng nhà kính đã làm Trái đất tăng lên 38 độ.
Với tình trạng chặt phá rừng phục vụ cho nhu cầu con người càng khiến cho số lượng cây không đủ để thực hiện quá trình trao đổi chất khiến cho lượng khí CO2 không được hấp thụ gây ra tình trạng tích tích tụ và dư thừa khí CO2. Điều này càng khiến cho hiệu ứng nhà kính ngày càng lan ra trên diện rộng trên tầng khí quyển và ngày một dày đặc hơn, trở nên phức tạp rất nhiều để khắc phục.
Khi lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao trong khí quyển thì việc nhiệt độ tăng nhanh là điều không thể tránh khỏi. Theo ước tính của các nhà khoa học thì đến khoảng giữa thế kỷ sau, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,5 đến 4,5 độ.
Nếu không kiểm soát được tình trạng quá tải khí CO2 gây ra biến đổi khí hậu thì tình trạng nhiệt độ ngày càng tăng sẽ là vấn đề không dễ giải quyết trong một vài hay trong hàng chục năm, sẽ dẫn tới những hậu quả xấu trên nhiều lĩnh vực.
Hậu quả xấu từ hiệu ứng nhà kính
Hậu quả đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự nóng lên của không khí, điều này sẽ làm thay đổi qu luật khí hậu trong các thập kỷ, thập niên tiếp theo và rất khó để giải quyết. Vì vậy hiệu ứng nhà kính chính là mối liên hệ trực tiếp, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho khí hậu thay đổi nhiệt độ ở nhiều quốc gia, khu vực tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các vi khuẩn, vi sinh vật gây ra những tiềm ẩn gây bệnh cho con người về lâu dài.
Con người cũng bị ảnh hưởng trực tiếp do nhiệt độ cao cũng tăng lên nhanh chóng, số lượng người chết do các đợt nắng nóng là đáng kể nhất là đối với người có sực đề kháng kém. Vấn đề an ninh lâm nghiệp cũng bị đe dọa khi Trái đất nóng lên, bởi nhiệt độ cao sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng trên diện rộng gây khó khăn trong việc dập tắt đám cháy.
Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước. Trên thế giới hiện nay bắt đầu có hiện tượng các đợt khô hạn cũng như những đợt mưa bão xảy ra thất thường dẫn tới tình trạng nhiều khu vực bị hạn hán hoặc ngập lụt, mất cân bằng lượng nước tại nhiều khu vực.
Với sự gia tăng chóng mặt của nhiệt độ khiến lượng băng tan chảy diễn ra nhanh hơn rất nhiều lần , số liệu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng lượng băng tan chảy đạt mức kỉ lục và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường lạnh mà còn là mối nguy hại với tất cả sinh vật sống và cả con người, lượng băng tan tăng sẽ làm mực nước biển dâng nên nhanh chóng, dễ dàng nhấn chìm những vùng đất ven biển, vùng đất có độ trũng cao.
Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn hiệu ứng nhà kính
Không ai cứu rỗi chúng ta hết, chính những hoạt động thiết thực của chúng ta mới có thể thay đổi tình trạng này. Có thể kể đến một số biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được các chuyên gia khuyến cáo như:
- Sử dụng năng lượng điện cũng như các tài nguyên như nước, rừng, khoáng sản,… tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng trong thời gian hợp lý để những nguồn năng lượng, tài nguyên tái tạo lại.
- Sử dụng các nguồn năng lượng vô hạn thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,…Hạn chế tối đa sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- Ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi cũng là một trong những biện pháp tối ưu giảm hiệu ứng nhà kính được quan tâm. Bởi đây là phương pháp giúp kiểm soát được chất gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất (khí CO2). Giúp cho hoạt động trao đổi chất được diễn ra đều đặn.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đây là biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam nhưng chưa thực sự được chú trọng bởi điều kiện về kinh tế, tài chính nước ta còn nhiều hạn chế. Nếu sử dụng biện pháp này, chúng ta cần xây dựng những loại nhà thân thiện, nâng cấp đường sá, hệ thống xử lý chất thải để giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên đây cũng là mục tiêu dài hạn mà nhà nước ta hướng tới để từng bước thay đổi.
- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thói quen sinh hoạt phù hợp với điều kiện khí hậu như xây nhà chống bão, trồng nhiều cây xanh,…
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu hỏa hạn chế những phương tiện cá nhân để giảm thiếu khí CO2 cũng là biện pháp được đưa ra để khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
- Kế hoạch hóa gia đình hiệu quả giảm nhu cầu tiêu thụ về năng lượng, thực phẩm, quần áo, từ đó cũng có thể giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính hiệu quả. Giảm thiể tối đa việc sử dụng túi Nilon, sử dụng túi giấy, túi vải để tái sử dụng nhiều lần nhằm hạn chế tối đa lượng rác hữu cơ xả ra mội trường.
- Đẩy mạnh phát triển, đầu tư công nghệ, nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến trong việc chủ động ứng phó với những hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giúp mỗi người dân hiểu được hiệu ứng nhà kính là gì, ý thức được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng như nâng cao ý thức, hành động nhằm giảm thiểu và khắc phục hậu quả đến từ hiệu ứng nhà kính.
Qua bài viết trên, hẳn các bạn đã hiểu được phần nào ảnh hưởng quan trọng của hiệu ứng nhà kính tới thế giới của chúng ta rồi chứ. Thông qua đó chúng tôi muốn bạn có thể hoạt động hữu ích để giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu. Hơn ai hết, chính chúng ta – những chủ nhân của thế giới hãy tự ý thức được mình, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Hút bể phốt Việt hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những thay đổi tích cực trong hoạt động sinh hoạt thường ngày để bảo vệ môi trường tốt hơn, tạo tiền đề phát triển cho thế hệ sau của chúng ta trong tương lai được hoạt động, vui chơi trong một môi trường sạch sẽ, trong lành. Hút bể phốt tại Hà Nội xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.