Kích Thước Nhà Vệ Sinh Tiêu Chuẩn Là Bao Nhiêu Mét Vuông?

Nhà vệ sinh là một công trình vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng của bất cứ công trình nào. Để đảm tính thẩm mỹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho cả gia đình thì công đoan thiết kế một nhà vệ sinh với kích thước tiêu chuẩn phù hợp với diện tích, phong thủy của mỗi công trình là điều tối cần thiết.

Vậy xây nhà vệ sinh với kích thước tiêu chuẩn thì quan trọng ra sao ? Diện tích nhà vệ sinh bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn? Mọi băn khoăn, thắc mắc của các bạn sẽ đươc Hút bể phốt Việt giải thích qua bài viết dưới đây, xin mời các bạn cùng theo dõi.

Vì sao nên xây nhà vệ sinh với kích thước phù hợp ?

Về mặt kiến trúc : Công trình phụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi loại hình xây dựng kiến trúc nhà ở. Do đó việc xây nhà vệ sinh với kích thước tiêu chuẩn phù hợp với diện tích của căn hộ sẽ giúp mang lại tính thẩm mỹ cho tổng thể cho không gian sống của bạn.

Về mặt sinh hoạt : Nhà vệ sinh và phòng tắm không chỉ là nơi giải quyết các nhu cầu về vệ sinh thân thể cá nhân, giặt giũ quần áo, … Mà đó còn là không gian riêng tư nhất để giúp gia chủ được nghỉ ngơi thoải mái, rũ bỏ đi những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Một nhà vệ sinh được  thiết kế theo kích thước hợp lý sẽ góp phần giúp cho cuộc sống của bạn và gia đình được thoải mái hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về mặt kiến thức phong thủy : Bản chất của nhà vệ sinh là một không gian có độ ẩm cao nhất trong nhà do đó, nhà vệ sinh cũng chứa lượng vi khuẩn nhiều nhất trong nhà. Nếu gia chủ thiết kế nhà vệ sinh không hợp lý, xây dựng nhà vệ sinh ở nơi thiếu không gian thoáng đãng sẽ khiến cho năng lượng xấu la tỏa ra khắp nhà gây nên những tâm trạng tiêu cực cho các thành viên trong gia đình. Chưa kể nhà vệ sinh xây dựng ở nơi ẩm thấp sẽ tạo điều kiện phát triển cho mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trong quá trình xây dựng, gia chủ nên lưu ý không nên đặt nhà vê sinh ở những nơi ” lộ thiên” gây mất thoải mái cho người sử dụng. Đặc biệt không nên làm cửa nhà vệ sinh đối diện với bếp nấu ăn của gia đình, tránh vi khuẩn từ nhà vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp với thực phẩm. Nếu nhà vệ sinh đặt trong phòng ngủ thì không được đặt hướng thẳng vào phòng ngủ. Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ, ban thờ,…

Các diện tích phù hợp để xây nhà vệ sinh

Tuỳ vào diện tích tổng thể xây dựng của công trình mà nhà vệ sinh sẽ được thiết kế theo kích thước phù hợp khác nhau. Trong đó, có 3 loại kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩnHút bể phốt Việt có thể gợi ý cho bạn:

Kích thước tối thiểu để thi công nhà vệ sinh

Diện tích nhà vệ sinh tối thiểu vào khoảng từ 2,5 m2 đến 3 m2. Với diện tích này, bạn có đủ không gian cần thiết thể lắp đặt các vật dụng cơ bản như bồn cầu, Lavabo rửa mặt, vòi tắm hoa sen. Loại kích thước này thường được xây dựng ở những nhà vệ sinh có vị trí dưới cầu thang hoặc không gian phía cuối nhà.

Lưu ý : Đây là diện tích nhỏ nhất cho một nhà vệ sinh có tiêu chuẩn đủ để bạn lắp đặt những vật dụng thiết yếu.Nếu bạn xây dựng nhà vệ sinh có kích thước nhỏ hơn sẽ khiến cho không gian nhà vệ sinh bị thu hẹp lại gây khó khăn trong việc sinh hoạt, làm cho gia chủ có cảm giác bí bách trong khi ”giải tỏa bầu tâm sự”.

Kích thước trung bình để thi công cho nhà vệ sinh

Diện tích tiêu chuẩn, hợp lý cho nhà vệ sinh có kích thước trung bình là từ từ 4 m2 đến 6 m2. Với kích thước này, ngoài lắp đặt những công cụ thiết yếu như bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi hoa sen, bạn còn có thể bố trí lắp đặt thêm thêm bồn tiểu cho nam hoặc tủ nhỏ dính tường đựng đồ vệ sinh cho cả gia đình như xà bông, dao cạo, kem đánh răng, băng vệ sinh,…

Bạn có thể lựa chọn thiết kế phòng tắm nhỏ tách biệt bởi kính cường lực hoặc bồn tắm có rèm. Kích thước tiêu chuẩn của phòng tắm kính vào khoảng 1200mm x 900mm (hình chữ nhật) hoặc 900mm x 900 mm, 1000mm x 1000mm (hình vuông). Bạn cũng nên lưu ý chọn loại kính cường lực có độ dày từ 10mm đến 12mm để đảm bảo khả năng cách nhiệt, cách âm và độ riêng tư khi sử dụng.

Kích thước để thi công cho nhà vệ sinh lớn

Nhà vệ sinh có kích thước lớn thường có diện tích từ 10 m2 đến 11 m2 trở lên. Đây là kích thước nhà vệ sinh thường được xây dựng cho các gia đình có điều kiện. Đối với nhà vệ sinh có kích thước lớn gia chủ có thể bài trí nhiều đồ nội thất hơn như: bồn tiểu nam, bồn tắm to đẹp, cây xanh, tranh đá trang trí, thiết bị xông hơi, bồn sục mát xa. Đây là loại nhà vệ sinh thường thấy trong các căn biệt thự, penthouse,… Đó thực sự là không gian tuyệt vời để mọi người thư giãn dắm mình hàng giờ đồng hồ trong bồn tắm, bồn mát xa,… mà không muốn bước chân ra ngoài nữa!

Ngoài 3 loại hình nhà vệ sinh trên thì bạn cũng cần chú trọng tới các thông số, kích thước chi tiết sau

  1. Cửa của nhà vệ sinh có kích thước tiêu chuẩn thường có chiều cao và chiều rộng tương ứng là 1.9m x 0.68m, 2.1 m x 0.82m, 2.3m x 1.02m. Vì nó sẽ hợp phong thủy, và thuận lợi cho quá trình đi lại được dễ dàng.
  2. Gạch đá lát nền của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn có thông số là 20cm x 20cm. Về màu sắc, hoạ tiết sẽ tuỳ thuộc vào sở thích và phong cách của gia chủ. Chúng tô có gợi ý đối với những nhà vệ sinh có kich thước nhỉ, gia chủ nên chọn loại gách đá sáng màu nhằm tạo ra cảm giác rộng hơn cho nhà vệ sinh. Đối với những nhà tắm có diện tích khủng nên chọn màu gạch lát nền màu tối hơn để tránh tạo cảm giác lạnh lẽo, lạc lõng trong nhà vệ sinh, gạch tối màu còn khiến cho nhà vệ sinh thêm phần sang trọng.
  3. Gạch ốp tường của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn thường sử dụng loại 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm. Thông thường, chúng ta không ốp lên sát trần, mà để một khoảng nhất định để trang trí bằng sơn. Đốivới nhà vệ sinh có kích thước lớn, trang trí trần nhà vệ sinh bằng những bức bích họa, ốp tường bằng tranh Canvas cũng là ý kiến không hề tồi.
  4. Khoảng cách tối thiểu của trần nhà vệ sinh là từ 2.2 m
  5. Khoảng cách tối thiểu từ sàn tới chậu rửa mặt từ 82cm – 85cm
  6. Khoảng cách tối thiểu của dàn mắc treo quần áo từ 165m – 170 cm
  7. Khoảng cách tối thiểu của bát sen từ 170m – 175 cm
  8. Tất cả nhà vệ sinh nên lắp đặt quạt thông gió để thoáng khí, tiết chế độ ẩm cho nhà vệ sinh

Chắc hẳn bạn không muốn dùng một nhà vệ sinh có mùi hôi khó chịu hoặc xả nước nhiều lần mà chất thải vẫn cứng đầu, không chịu trôi đi. Đây là vấn đề cực kì phổ biến gây ra nhiều phiền toái. Vì kích thước bể phốt của nhà vệ sinh tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Nên hãy tham khảo bảng sau để thiết kế bể phốt nhà vệ sinh của bạn có kích thước tương ứng với số người sử dụng :

Số người dùng Chiều cao lớp nước (m) Chiều rộng bể (m) Chiều dài ngăn thứ nhất (m) Chiều dài ngăn thứ hai (m) Dung tích ướt (m3) Dung tích đơn vị (m3/người)
5 1,2 0,8 2,1 1 3 0,60
10 1,2 0,8 2,6 1 3 0,34
20 1,4 1,2 3,1 1 6,8 0,34
50 1,6 1,8 4,5 1,4 17,1 0,34

Không chỉ chú trọng về kích thước, các bạn cũng cần chú ý tới vị trí xây dựng nhà vệ sinh. Nên thiết kế nhà vệ sinh ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng. Không được để nhà vệ sinh ẩm ướt vì nó sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Bạn cũng cần lưu ý đến độ dốc, khả năng thoát nước của khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh để tránh tình trạng ngưng đọng nước. Thông thường, độ dốc cần thiết cho nhà vệ sinh là từ 1% – 2 % và miệng thu nước được đặt thấp hơn sàn khoảng 10 mm. Tránh tình trạng xây dựng nền vê sinh bị lún khiến cho nước thải không thể đi xuống cống.

Kích thước tiêu chuẩn đối với nhà vệ sinh công cộng

Nhà vệ sinh công cộng có kích thước tiêu chuẩn là từ 2m– 3m2. Trong đó, diện tích buồng vệ sinh tiêu chuẩn chon nam/nữ trưởng thành tối thiểu là 2.5m2

Khoảng cách từ trần nhà vệ sinh vào khoảng 220cm và khoảng cách tối thiểu từ sàn – bồn rửa là: 82cm  – 85 m

Bởi mật độ người sử dụng cao do đó lượng chất thải ra nhiều kéo theo mùi hôi thối nặng nề. Nhà vệ sinh công cộng cần được thiết kế đầy đủ hệ thống thông gió. Mỗi phòng có ít nhất 1 đèn chiếu sáng và hệ thống đèn điện từ lối ra vào cho đến khu vực rửa tay.

Các trang thiết bị cần được lắp đặt cho nhà vệ sinh công cộng

  • Phía trong nhà vệ sinh:
  • Chốt cài cửa nhà vệ sinh ( Then cài, tay khóa nắm,…)
  • Móc treo đồ được gắn trên cửa hoặc giá để đồ được gắn trên tường, có khoảng cách đủ xa với nền nhà vệ sinh.
  • Bồn cầu, chúng tôi khuyên nhà vệ sinh nên triển khai xí bệt để đảm bảo vệ sinh cho người, xí bệt cũng rất dễ dàng cho việc vệ sinh.
  • Hộp đựng giấy vẹ sinh, vòi xịt vệ sinh
  • Thùng đựng rác, giấy vệ sinh

Khu vực rửa tay

  • Chậu rửa mặt và vòi nước, chậu phải có độ sâu tốt tránh để nước bắn ra ngoài làm bẩn nền nhà
  • Mỗi bồn rửa mặt đều phải được trang bị gương nửa người
  • Khay dài đựng nước rửa tay
  • Máy sấy tự động hoặc giấy lau tay
  • Thùng đựng rác dưới bồn rửa mặt

Sau đây là những chia sẻ của Hút bể phốt Việt về 3 loại hình kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn để các bạn tiện tham khảo. Cùng những thông số chi tiết khác của nhà vệ sinh, hy vọng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để thiết kế, xây dựng một công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn, đẹp và phục vụ tối ưu sinh hoạt nhằm nâng cao giá trị cuộc sống cho gia đình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *